383sports khong tai đuoc app_mocbai đánh đề

2024-09-08 13:05:16 Nguồn: Truyền thông Nhân dân Trung Quốc tác giả:Quang Phong

Chia sẻ với điện thoại di động

Gỡ vướng cho dự án ngàn tỉ kéo dài 8 năm ở khu đất vàng sông Hàn******

Sáng 29.3, Công ty CP đầu tư Landcom (chủ đầu tư) khởi công xây dựng các khối nhà ở thấp tầng thuộc dự án Khu nhà ở và dịch vụ Tuyên Sơn ven sông Hàn (P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).

Đây là dự án đã kéo dài 8 năm qua trên khu đất vàng ven sông Hàn, khởi động từ năm 2017 nhưng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về vấn đề đất đai, dẫn đến thủ tục kéo dài.

Nguyên nhân khiến dự án kéo dài như việc chuyển đổi từ khu thể thao thành khu đô thị, việc chuyển nhượng dự án, các điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định về xây nhà liền kề…

Gỡ vướng cho dự án ngàn tỉ kéo dài 8 năm ở khu đất vàng sông Hàn- Ảnh 1.

Khởi công xây nhà liền kề, biệt thự khu đất vàng ven sông Hàn (Q.Hải Châu) được gỡ vướng sau 8 năm

NGUYỄN TÚ

UBND TP.Đà Nẵng cũng như chính quyền Q.Hải Châu đã nỗ lực tháo gỡ để tiếp tục triển khai dự án.

Dự án được UBND TP.Đà Nẵng chấp thuận đầu tư tại Quyết định số 3353/QĐ-UBND ngày 30.7.2019, điều chỉnh đầu tư lần đầu tại Quyết định số 2432/QĐ-UBND ngày 6.11.2023.

Ngày 14.3, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng xác nhận hạng mục đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc Dự án khu nhà ở và dịch vụ Tuyên Sơn đủ điều kiện khởi công xây dựng tại văn bản số 1679/SXD-CPXD.

Tổng diện tích thực hiện dự án khoảng 3,6 ha đất vàng ven sông Hàn, bao gồm 156 căn nhà liền kề và 63 căn biệt thự. Tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ quý 2 năm 2024 đến quý 4 năm 2025.

Tại cuộc đối thoại với doanh nghiệp đầu năm 2024, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết năm 2023 thành phố đã cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và chủ trương đầu tư cho trên 40 dự án, qua đó khơi thông nguồn lực đầu tư gần 60.000 tỉ đồng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2024 - 2025.

Ngoài ra, 32 dự án, khu đất khác tiếp tục thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hiện TP.Đà Nẵng còn hơn 100 dự án, trong đó có nhiều dự án bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý. TP.Đà Nẵng đã lên phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án, báo cáo chi tiết trình Trung ương để xin được tháo gỡ, nhằm giải phóng các dư địa phát triển cho thành phố.

Bên cạnh đó, cuối tháng 3, TP.Đà Nẵng đã lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho dự án đầu tư công, nhằm đôn đốc, xử lý hồ sơ thủ tục đầu tư, giải ngân hơn 8.800 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024.

Tổ công tác do ông Nguyễn Hà Nam, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng, làm tổ trưởng. Hai tổ phó là bà Trần Thị Thanh Tâm (Giám đốc Sở KH-ĐT) và ông Võ Tấn Hà (Phó giám đốc Sở Xây dựng).

Trại nuôi lợn công nghệ cao lại gây mùi hôi thối******

Ngày 23.4, ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND H.Lang Chánh (Thanh Hóa) cho biết, những ngày qua mùi hôi thối phát ra từ trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Do đó, UBND H.Lang Chánh đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp triển khai các biện pháp nhằm chấm dứt mùi hôi thối, nếu không giải quyết được thì trang trại phải tạm dừng hoạt động để xử lý.

Trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina tại xã Tân Phúc đang gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

Trang trại chăn nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina tại xã Tân Phúc đang gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

MINH HẢI

Theo đó, qua ghi nhận thực tế của UBND H.Lang Chánh, những ngày qua, tại khu vực ép tách phân của trang trại, việc xử lý mùi hôi từ quá trình chăn nuôi lợn chưa hiệu quả, nồng độ khí gây hôi thối còn cao, và mùi hôi thối sau quạt thông gió chưa xử lý triệt để. 

Mùi hôi thối từ trang trại lợn trên đã phát tán đến khu dân cư thuộc TT.Lang Chánh (giáp ranh với xã Tân Phúc) và xã Tân Phúc làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đến ngày 23.4, mùi hôi thối vẫn đang rất nồng nặc.

UBND H.Lang Chánh đã yêu cầu Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina có giải pháp triệt để nhằm chấm dứt mùi hôi thối ảnh hưởng đến người dân; hoặc bổ sung các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để chấm dứt mùi hôi thối phát tán. 

Nếu doanh nghiệp không sớm khắc phục tình trạng hôi thối phát tán đến khu dân cư thì phải dừng hoạt động chăn nuôi để đánh giá, bổ sung thêm các giải pháp bảo vệ môi trường.

Đây không phải lần đầu tiên trang trại nuôi lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina gây ô nhiễm môi trường. Từ cuối tháng 8 đến tháng 10.2023, trang trại này cũng liên tục gây ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến các khu dân cư của xã Tân Phúc và TT.Lang Chánh, với khoảng cách gây mùi hôi thối khoảng 4 km tính từ vị trí trại lợn.

Theo tìm hiểu của PV, dự án trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri-Vina được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cho thuê đất từ tháng 7.2022, với tổng diện tích hơn 37 ha. Trong đó, gần 18 ha diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình nuôi lợn với quy mô nuôi 60.000 con lợn thịt mỗi năm; và hơn 19 ha còn lại để trồng rừng sản xuất.

Sau khi được cấp phép xây dựng, doanh nghiệp đã xây dựng hàng chục dãy chuồng nuôi, và tiến hành chăn nuôi. Và hiện tại trang trại chăn nuôi đang nuôi khoảng 30.000 con lợn từ lợn con đến lợn trưởng thành.

Xem nhanh 20h ngày 23.4: Thời sự toàn cảnh

Nhà máy tạm ngưng cấp nước cho dân giữa đỉnh điểm khô hạn******

Ngày 16/4, Nhà máy nước Đạ Huoai (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) phát thông báo tạm ngưng cấp nước trong thời điểm mùa khô hạn do Trạm cấp nước Đạ M'Ri không còn nguồn nước khai thác.

Nhà máy tạm ngưng cấp nước cho dân giữa đỉnh điểm khô hạn - 1

Suối Đạm Re (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) rơi vào tình trạng cạn kiệt giữa mùa khô hạn (Ảnh: T.Đ.).

Theo đó, huyện Đạ Huoai đang ở giai đoạn cao điểm mùa khô, nguồn nước suối Đạm Re mà nhà máy này khai thác rơi vào tình trạng cạn kiệt. Việc ngưng cung cấp nước sẽ diễn ra từ ngày thông báo cho đến khi suối Đạm Re có nước trở lại.

Trước thực trạng này, ông Đặng Văn Chinh, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri (huyện Đạ Huoai) cho biết, chính quyền địa phương sẽ lên 2 phương án cung cấp nước sinh hoạt tạm thời cho người dân.

Trong đó bao gồm đấu nối nguồn nước tự chảy tại một số công trình khác vào Trạm cấp nước Đạ M'Ri và huy động máy móc đào hố nhằm gom nước tại vị trí đặt trạm bơm trên suối Đạm Re.

vui123 phong bì đỏ

Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ tháo gỡ nguồn cát đắp cho Vành đai 3 TPHCM******

Sáng 1/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc với các bộ ngành và tỉnh, thành về tình hình vật liệu cát đắp nền cho dự án Vành đai 3 TPHCM. 

Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác tháo gỡ thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cung cấp cát đắp nền cho dự án Vành đai 3 TPHCM. Thành phần tổ công tác gồm Bộ Tài Nguyên và Môi trường (lãnh đạo bộ này làm tổ trưởng), Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tổ công tác bắt đầu làm việc với các địa phương từ tuần sau (8/4).

Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ tháo gỡ nguồn cát đắp cho Vành đai 3 TPHCM - 1

Vành đai 3 TPHCM đoạn qua TP Thủ Đức (Ảnh: Hải Long).

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ GTVT cùng các địa phương nghiên cứu việc khai thác cát tại các sông (ở Tiền Giang, Bến Tre) nhằm tạo nguồn cung cấp cát mới cho dự án Vành đai 3 và các dự án trọng điểm khác. Trước ngày 15/4, hai bộ này báo cáo kết quả về Thủ tướng. 

Ông cũng yêu cầu các cơ quan tập trung hoàn thành thủ tục, sớm đưa vào khai thác cát trong quý II năm nay. 

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT cùng các địa phương (Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh...) sớm công bố kết quả thí điểm cát biển làm vật liệu cát đắp nền đường. Bộ GTVT, Bộ Xây dựng có trách nhiệm rà soát, công bố định mức, đơn giá cát biển làm cơ sở để các địa phương hoàn chỉnh thủ tục giao nhà đầu tư khai thác. 

Riêng Bộ Công Thương được yêu cầu báo cáo kết quả nghiên cứu đàm phán nhập khẩu cát xây dựng và cát đắp nền từ Campuchia. 

Báo cáo với Phó Thủ tướng, lãnh đạo TPHCM cho biết, hiện nguồn vật liệu cát đắp nền chưa đáp ứng nhu cầu dự án Vành đai 3. Khó khăn chủ yếu do các tỉnh đang ưu tiên cung cấp cát cho dự án của địa phương và các dự án cao tốc Bắc Nam. Việc hỗ trợ cát cho dự án Vành đai 3 TPHCM là chưa có chủ trương.

Hiện dự án Vành đai 3 qua TPHCM cần khoảng 9,3 triệu m3 cát đắp nền. Các nhà thầu chủ động mua từ nguồn thương mại và đưa về dự án được khoảng 0,4 triệu m3. Thực tế trữ lượng này không đáp ứng kịp tiến độ thi công. 

Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch cần 0,4 triệu m3 cát, đến nay có 0,05 triệu m3 cát được đưa về công trường. Các nhà thầu dự kiến mua từ nguồn thương mại 0,07 triệu m3, phần còn lại 0,28 triệu m3 chưa xác định được nguồn. 

Phó Thủ tướng chỉ đạo lập tổ tháo gỡ nguồn cát đắp cho Vành đai 3 TPHCM - 2

Công trường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua huyện Củ Chi (Ảnh: Nam Anh).

Còn cao tốc Bến Lức - Long Thành cần 1,75 triệu m3 cát đắp, đã đưa về được 0,97 triệu m3. Dự án cần 0,77 triệu m3 cát để hoàn thành thi công, trong số đó có 0,57 m3 cát sẽ dùng vật liệu khác thay thế như đất, đá dăm... 0,21 m3 cát còn lại chưa xác định được nguồn cung.

Dự án Vành đai 3 đoạn qua TPHCM có 14 gói thầu xây lắp, trong đó 10 gói thầu xây lắp chính, 4 gói thầu phụ trợ phục vụ khai thác vận hành. Đến nay, có 4 gói thầu xây lắp chính (XL3, XL6, XL8, XL9) đang triển khai thi công. 6 gói thầu xây lắp chính khác (XL1, XL2, XL4, XL5, XL7, XL10) đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật, đang lựa chọn nhà thầu.

Tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh thống nhất tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ, chia sẻ cho dự án Vành đai 3 khoảng 6,3 triệu m3 cát.

Tỉnh Bến Tre cũng đang chuẩn bị thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản của các mỏ cát. Sau khi lựa chọn được đơn vị trúng đấu giá quyền khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre sẽ tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần khối lượng cát phục vụ Vành đai 3.

Tỉnh Vĩnh Long cho hay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã cung cấp cho Ban Giao thông danh sách các mỏ cát để lấy mẫu, kiểm tra chất lượng nguồn cát.

Tuy nhiên, các mỏ đang được phép khai thác trên địa bàn tỉnh có công suất khai thác hàng năm rất hạn chế, không đủ cung cấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh. Trong khi tỉnh cũng đang cấp cho các dư án cao tốc. Đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long chưa có chủ trương chấp thuận cung cấp cát cho dự án đường Vành đai 3.

Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo******

Ngày 19/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị để giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Tại hội nghị đã xem xét, xử lý kỷ luật đối với một số đảng viên.

Căn cứ kết quả thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng và đảng viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã thảo luận và nhận thấy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Tỉnh ủy và của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh;

Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để các chủ đầu tư có những vi phạm, khuyết điểm trong lĩnh vực đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái AIC cung cấp; một số dự án, gói thầu có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, có nguy cơ gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011 và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo - 1

Nhiều nguyên cán bộ bị kỷ luật vì buông lỏng quản lý Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 ở tỉnh Gia Lai (Ảnh: Chí Anh).

Cũng liên quan đến vi phạm của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Ban Thường vụ Tỉnh ủy biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 2 đảng viên là ông Phùng Ngọc Mỹ, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Cán sự Đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Mai Xuân Hải, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Liên quan trong việc quản lý Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Đinh Thị Giang, nguyên Phó Bí thư Đảng đoàn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai khóa X (nhiệm kỳ 2019-2024).

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định đối với ông Hồ Văn Điềm, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai khóa X, nhiệm kỳ 2019-2024.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phan Trung Tường, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ Văn phòng UBND huyện, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai do bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến vi phạm xảy ra tại Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh huyện Ia Grai.

Thêm nhiều nước nhập khẩu sầu riêng Việt Nam******

"Thế giới đã bắt đầu biết ăn sầu riêng"

Đây là nhận định của ông "vua sầu riêng" Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) tại cuộc họp mặt cổ đông Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) gần đây. Theo bầu Đức, đối với thị trường Trung Quốc, khả năng tiêu thụ sầu riêng vẫn còn rất lớn vì mới chỉ hơn 10% dân số nước này "biết ăn" sầu riêng và nhiều người trong số đó mới chỉ ăn được 1 - 2 lần. Bầu Đức nói vui, sầu riêng là mặt hàng có tính gây nghiện rất cao, ai đã mê rồi thì không bỏ được. Bản thân ông cũng là người mới ăn sầu riêng mấy năm gần đây và giờ cũng bị nghiện.

Thêm nhiều nước nhập khẩu sầu riêng Việt Nam- Ảnh 1.

Xuất khẩu sầu riêng VN đạt giá trị kỷ lục

ĐÀO NGỌC THẠCH

"Ngoài thị trường Trung Quốc, nhiều thị trường khác trên thế giới đã bắt đầu biết ăn sầu riêng. Cây sầu riêng là sản phẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới, các vùng khí hậu khác không trồng được. Đó là lý do chúng tôi sẽ mở rộng diện tích trồng sầu riêng từ 1.200 ha lên 2.000 ha trong 1 - 2 năm tới", "vua sầu riêng" cho hay.

Thường xuyên cập nhật tình hình thị trường rau quả xuất khẩu, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN (Vinafruit), đồng tình với nhận định của bầu Đức. Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, ông Nguyên phân tích: Tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của VN năm 2023 ước đạt đến 2,22 tỉ USD. Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu sầu riêng tươi đạt hơn 2 tỉ USD, còn sầu riêng đông lạnh đạt gần 130 triệu USD. Nếu tính theo thị trường, Trung Quốc đạt 2 tỉ USD, tăng đến 1.515% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tăng mạnh nhất chính là thị trường CH Czech tăng tới 28.195%, đạt giá trị 10 triệu USD. Ngoài ra, nhiều thị trường như Canada, Mỹ, Papua New Guinea tuy giá trị chỉ khoảng 4 - 6 triệu USD nhưng đạt mức tăng trưởng từ 222 - 837%.

Thêm nhiều nước nhập khẩu sầu riêng Việt Nam- Ảnh 2.

Với mặt hàng sầu riêng đông lạnh thì Thái Lan chính là khách mua hàng lớn nhất của VN. Trong 11 tháng qua, người Thái đã chi đến 97 triệu USD mua sầu riêng đông lạnh VN, đứng thứ hai là Mỹ với hơn 18 triệu USD; Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc cũng nhập khẩu từ 2 - 3 triệu USD sầu riêng đông lạnh. Ngoài ra, VN cũng xuất thêm 2 triệu USD sầu riêng sấy vào thị trường Trung Quốc.

"Đối với sầu riêng tươi và với thị trường Trung Quốc, VN có thuận lợi về vị trí địa lý nên tính tươi mới của sản phẩm là một lợi thế lớn. Ngoài ra, người gốc Á ở khắp nơi trên thế giới cũng là những khách hàng tiềm năng. Ngoài các sản phẩm tươi, chúng ta có thể chế biến thì sản phẩm sẽ xuất khẩu thuận lợi hơn. Hay như với mặt hàng sầu riêng đông lạnh, Thái Lan chính là nhà nhập khẩu lớn nhất của VN với gần 100 triệu USD. Nhưng do năm nay chúng ta xuất khẩu quả tươi thuận lợi nên hàng đông lạnh giảm khoảng 8,5%. Sầu riêng VN có lợi thế nhờ chất lượng tốt và giá cạnh tranh", ông Nguyên nhận định.

Thế độc quyền của sầu riêng VN

Trong 2 tháng cuối năm 2023, khi toàn bộ nguồn cung sầu riêng trên thế giới không còn thì VN vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 90 và 50 triệu USD. Sầu riêng VN được trồng từ các tỉnh miền Tây kéo dài đến Tây nguyên và mùa thu hoạch cũng vì thế mà kéo dài từ tháng 4 - 12. Bên cạnh đó, nhờ kỹ thuật canh tác tốt, nhiều nhà vườn còn điều chỉnh mùa vụ sớm hoặc muộn, thậm chí cho ra trái vụ nghịch nên VN có sầu riêng quanh năm.

Trong khi Thái Lan, đối thủ chính của sầu riêng VN, chỉ thu hoạch tập trung trong giai đoạn từ khoảng tháng 7 - 9. Chính vì vậy, những tháng còn lại trong năm, sầu riêng VN nắm thế độc quyền trên thị trường. Như ở thời điểm hiện tại, giá sầu riêng tại vườn cao gấp đôi sầu riêng chính vụ. Cụ thể, giá sầu riêng Thái cao nhất đến 150.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 mua xô ở mức 100.000 - 120.000 đồng/kg.

Thêm nhiều nước nhập khẩu sầu riêng Việt Nam- Ảnh 3.

Hầu hết các chuyên gia đều lạc quan về thị trường sầu riêng năm 2024. Bầu Đức cho biết, diện tích sầu riêng sẽ cho thu hoạch lên đến 300 - 400 ha. Năm 2024, công ty của ông bán trực tiếp cho các nhà phân phối của Trung Quốc chứ không bán qua thương lái như năm 2023. Ở Trung Quốc có cộng đồng 500 nhà nhập khẩu rau quả. Mỗi ngày các nhà cung cấp sẽ chào giá, số lượng, đối tác chốt đơn thì xuất hàng, nhận tiền. HAGL là doanh nghiệp VN đầu tiên có mặt trong cộng đồng đó với tư cách là nhà phân phối chuối. HAGL sẽ bán sầu riêng vào Trung Quốc theo cách đó.

Ông Đặng Phúc Nguyên dự báo: Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng có thể tăng thêm khoảng 1 - 1,5 tỉ USD so với năm 2023 nhờ việc thị trường Trung Quốc tiếp tục mở rộng và nông dân VN có thêm nhiều mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Bên cạnh đó, nếu phía Trung Quốc sớm cấp phép cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh của VN như Thái Lan sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi cho sầu riêng VN tăng trưởng.

"Tuy nhiên, theo quan sát của tôi gần đây thì thị trường Trung Quốc cũng gặp một số vấn đề về kinh tế làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến mặt hàng cao cấp như sầu riêng. Vì vậy, hiện nay tôi chỉ dám ước đoán năm 2024 sẽ tăng thêm khoảng 1 tỉ USD so với năm nay. Ngoài thị trường Trung Quốc, các thị trường khác cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt vì đối tượng khách hàng tiêu dùng sầu riêng đang được mở rộng", ông Nguyên nhận định.

Trong năm 2023, giá sầu riêng VN nhiều thời điểm tương đương Thái Lan nhờ tính tươi mới của sản phẩm. Các tuyến cao tốc mới đưa vào sử dụng gần đây và sắp tới có thêm một số đoạn hoàn thành sẽ tăng tính kết nối từ vùng sản xuất đến thị trường tiêu thụ Trung Quốc. Điều này sẽ tiếp tục gia tăng lợi thế về tính tươi mới của sản phẩm sầu riêng VN so với các nguồn cung khác.

ÔngĐặng Phúc Nguyên(Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN)

Phó Thủ tướng dự khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024******

Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc là sự kiện quốc tế quan trọng đầu tiên được tổ chức trong năm 2024 tại Bình Dương. Diễn đàn được tổ chức trong 3 ngày (14-15-16/4) tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.

Qua 4 lần tổ chức, các diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Châu Á 2018, 2019, 2023 và Horasis Ấn Độ 2022 đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế về hình ảnh một Bình Dương năng động, thân thiện và nghĩa tình, là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Diễn đàn lần này quy tụ gần 700 khách mời là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và tỉnh Bình Dương; Hiệp hội thương gia, Liên đoàn doanh nghiệp Trung Quốc; các doanh nghiệp Trung Quốc; các doanh nghiệp nói tiếng Hoa và các doanh nghiệp Việt Nam…

Phó Thủ tướng dự khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 - 1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc (Ảnh: Anh Long).

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh nâng cao năng lực quản trị, cơ hội hợp tác rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh nói riêng và các doanh nghiệp trên cả nước nói chung.

Đây được xem là cơ hội để các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp Bình Dương, các doanh nghiệp Trung Quốc trong và ngoài nước giao lưu, kết nối hướng đến mục tiêu nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội và đối tác mới, cùng phát triển năng lực quản trị, trình độ khoa học công nghệ, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và các quốc gia khác trên toàn thế giới.

Phó Thủ tướng dự khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 - 2

Sự kiện có gần 700 khách mời đến từ Trung ương và địa phương (Ảnh: Anh Long).

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cho biết, diễn đàn là sự kiện làm sâu sắc mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Theo Phó Thủ tướng, Trung Quốc phát triển thì Việt Nam cũng sẽ phát triển, nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có thể hỗ trợ cho nhau, không chỉ là mối quan hệ hợp tác của quốc gia mà còn ở cấp địa phương.

Chính phủ Việt Nam tin tưởng rằng với những tố chất vốn có của người Việt Nam là siêng năng, chăm chỉ và năng động sẽ có thể phù hợp với những ngành nghề, công việc sắp tới và sẽ là địa chỉ để các doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn, gửi gắm niềm tin.

"Chính phủ cam kết kiến tạo, lắng nghe, hướng về doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp theo hướng lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng dự khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 - 3

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa 2 đơn vị nhằm thúc đẩy những chương trình hợp tác cụ thể liên quan đến sự phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực (Ảnh: Anh Long).

Tại lễ khai mạc, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis là một tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế uy tín, là nơi kết nối những nhà đầu tư có tiềm lực và có trách nhiệm với những nhà lãnh đạo, nhà quản lý có tầm nhìn.

Thông qua diễn đàn, Bình Dương hy vọng sẽ tìm ra được những giải pháp quan trọng mang tính thời đại, kết bạn cùng những nhà đầu tư  và tăng cường thêm các đối tác mới để thúc đẩy nền kinh tế ngày càng năng động, mở rộng tầm hội nhập quốc tế. Qua đó, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, văn minh và giàu đẹp.

Những lý do nên cập nhật phần mềm cho iPhone******

Các bản cập nhật có thể gây khó chịu, thậm chí đôi khi chúng lấy đi nhiều dữ liệu mạng và mất thời gian để cài đặt đầy đủ, đặc biệt nếu có một bản cập nhật lớn. Nhưng nếu biết những vấn đề dưới đây, người dùng iPhone có thể hiểu rằng việc cập nhật là nên được thực hiện.

Cập nhật hệ điều hành sẽ mang lại nhiều lợi ích cho iPhone

Cập nhật hệ điều hành sẽ mang lại nhiều lợi ích cho iPhone

REUTERS

Sửa lỗi bảo mật

Các mối đe dọa mạng luôn gia tăng và ngày càng tinh vi hơn, do đó việc cập nhật sẽ giúp vá lỗ hổng bảo mật mà Apple phát hiện. Nếu không được vá, những lỗ hổng như vậy có thể cho phép tội phạm mạng khởi chạy phần mềm độc hại, đánh cắp thông tin bí mật, làm hỏng dữ liệu hoặc thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại.

Bản cập nhật cũng mang đến những cải tiến cho các tính năng bảo mật hiện có của iPhone và khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa, ngay cả khi nó yêu cầu thay đổi một số cài đặt bổ sung. Ngoài ra, thông qua các bản cập nhật, Apple thường xuyên cập nhật các giao thức bảo mật để cấp quyền cho ứng dụng. Điều này đảm bảo các ứng dụng iOS nằm trong giới hạn khi truy cập và xử lý dữ liệu người dùng.

Không cập nhật iPhone sẽ khiến thiết bị và dữ liệu dễ bị tổn thương, đồng thời khiến người dùng không thể tận dụng các tính năng và cải tiến bảo mật mới nhất.

Truy cập các tính năng mới nhất

Cập nhật iPhone cho phép người dùng truy cập vào các tính năng, ứng dụng và cải tiến mới nhất mà Apple đã giới thiệu trong phiên bản iOS mới. Những tính năng này thường nhằm nâng cao năng suất và trải nghiệm người dùng tổng thể của iPhone.

Các bản cập nhật có thể chứa nhiều tính năng mới

Các bản cập nhật có thể chứa nhiều tính năng mới

REUTERS

Chúng cũng mang đến các cải tiến cho các dịch vụ hiện có, ví dụ ứng dụng Camera và Photo thường xuyên được nâng cấp để cải thiện chất lượng chụp và khả năng chỉnh sửa. Tương tự, ứng dụng Message nhận được các nâng cấp thường xuyên để tăng cường khả năng nhắn tin và liên lạc. Hơn nữa, người dùng còn có quyền truy cập vào các tính năng mới cũng như đảm bảo kết nối liền mạch với các sản phẩm khác trong hệ sinh thái Apple.

Vá lỗi và tránh sự không tương thích

Mặc dù iOS được thiết kế tỉ mỉ nhưng ngay cả phần mềm được thiết kế cẩn thận nhất cũng có thể có những điểm không hoàn hảo, đặc biệt với một hệ điều hành. Những điều này có thể dẫn đến sự cố không mong muốn, không tương thích với một số ứng dụng hoặc dịch vụ, thậm chí làm iPhone chậm lại. Apple thường xuyên giải quyết điều này thông qua các bản cập nhật để iPhone hoạt động trơn tru.

Hơn nữa, các bản cập nhật cũng giải quyết các vấn đề tương thích với các ứng dụng và dịch vụ. Với mỗi bản cập nhật, nhà phát triển ứng dụng cũng thực hiện các điều chỉnh đối với ứng dụng của họ để tận dụng những thay đổi trong iOS và tuân thủ các biện pháp bảo mật mới nhất. Nếu không cập nhật iPhone mà chỉ cập nhật các ứng dụng, có thể dẫn đến sự cố tương thích và ứng dụng không hoạt động như mong đợi.

Nâng cao hiệu suất

Các bản cập nhật cũng thường mang lại những điều chỉnh và cải tiến nhỏ có thể không đáng chú ý nhưng giúp nâng cao hiệu suất thiết bị. Chúng có mục đích cải thiện hiệu quả của iOS, giúp khởi chạy ứng dụng nhanh hơn, thời lượng pin tốt và tương tác hệ thống mượt hơn. Những cải tiến về hiệu suất này đảm bảo iPhone vẫn có khả năng xử lý nhu cầu ngày càng tăng của các ứng dụng và có tính năng mới, duy trì trải nghiệm người dùng mượt mà và liền mạch theo thời gian.

Apple đã phải đền bù vì hành vi bóp nghẹt hiệu suất iPhone mà không báo trước

Apple đã phải đền bù vì hành vi bóp nghẹt hiệu suất iPhone mà không báo trước

REUTERS

Các bản cập nhật có thể sửa đổi cách ứng dụng chạy trong nền, tần suất chúng được làm mới và cách phân bổ tài nguyên hệ thống, giúp tối ưu hóa để nâng cao tuổi thọ pin iPhone.

Nâng cao hiệu suất không chỉ là làm cho ứng dụng nhanh hơn hay kéo dài thời lượng pin mà còn liên quan đến tuổi thọ của thiết bị. Các bản cập nhật phần mềm giúp giảm hao mòn trên các thành phần phần cứng như chip, kéo dài tuổi thọ iPhone và trì hoãn nhu cầu nâng cấp điện thoại.

Công bố thành lập TP.Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang******

Ngày 26.4, tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập TP.Gò Công, trực thuộc tỉnh Tiền Giang.

Lễ công bố nghị quyết thành lập TP.Gò Công

Lễ công bố nghị quyết thành lập TP.Gò Công

B.B

TP.Gò Công có diện tích tự nhiên hơn 101 km2, dân số hơn 151.900 người với 10 đơn vị hành chính cấp phường, xã.

TP.Gò Công hiện là đô thị loại III, đô thị hạt nhân vùng kinh tế - đô thị phía đông trong quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang. TP.Gò Công có vai trò kết nối vùng phía nam của TP.HCM thông qua QL50 ngang vùng hạ tỉnh Long An để kết nối với các tỉnh miền Tây còn lại.

TP.Gò Công cách TP.Mỹ Tho khoảng 40 km, tiếp giáp với huyện biển Gò Công Đông, dễ dàng kết nối giao thương với TP.HCM bằng đường thủy; giao thương hàng hải quốc tế thông qua cảng quốc tế Long An.

Một khu đô thị ở TP.Gò Công

Một khu đô thị ở TP.Gò Công

B.B

Trước đó, ngày 19.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 31 thông qua nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX.Gò Công để thành lập TP.Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang. 

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, khẳng định việc thành lập TP.Gò Công là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, là động lực, niềm tin để khu vực phía đông nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

kq xo so vietlott

Khởi tố bị can đăng ảnh khỏa thân của phụ nữ lên mạng xã hội******

Ngày 26.4, tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng) cho biết, đơn vị vừa triển khai quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Huỳnh Tuấn Đạt (20 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) để điều tra về hành vi làm nhục người khác. Đạt là người đăng ảnh khỏa thân của một phụ nữ lên mạng xã hội.

Bị can Huỳnh Tuấn Đạt tại Cơ quan CSĐT Công an TP.Sóc Trăng

Bị can Huỳnh Tuấn Đạt tại Cơ quan CSĐT Công an TP.Sóc Trăng

CÔNG AN CUNG CẤP

Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 10.2023, sau khi tiếp nhận trình báo của chị H.T (ngụ H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) về việc có một tài khoản Facebook đăng ảnh nhạy cảm của chị lên mạng xã hội, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp Công an TP.Sóc Trăng vào cuộc điều tra, làm rõ. Qua điều tra, công an xác định Huỳnh Tuấn Đạt là người thực hiện hành vi trên.

Bước đầu Đạt khai nhận, sau khi mua một điện thoại cũ, phát hiện trong điện thoại lưu trữ nhiều ảnh khỏa thân của phụ nữ nên Đạt tải về điện thoại của mình, xử lý làm mờ rồi đăng lên trang Facebook cá nhân.

Vụ việc đang được Công an TP.Sóc Trăng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Chưa thể định đoạt "số phận" các công trình của FLC trả lại Sầm Sơn******

Chiều 16/4, thông tin tại cuộc họp báo các hoạt động du lịch năm 2024, ông Lê Văn Tú, Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa), cho biết đến thời điểm mùa du lịch năm nay, địa phương chưa thể tổ chức đấu giá các hạng mục trong dự án không gian du lịch ven biển đường Hồ Xuân Hương, do Tập đoàn FLC trả lại.

Theo ông Tú, sau khi tập đoàn FLC có văn bản chính thức, tỉnh Thanh Hóa cũng rất quan tâm, lên phương án tổ chức đấu giá quyền khai thác trong năm 2024. Tuy nhiên, do vướng mắc một số vấn đề liên quan đến tập đoàn FLC nên tạm thời chưa tổ chức phương án đấu giá.

Chưa thể định đoạt số phận các công trình của FLC trả lại Sầm Sơn - 1

Chưa thể đấu giá quyền khai thác các hubway ở biển Sầm Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: Thanh Tùng).

"Hiện nay, Sở Tài chính Thanh Hóa đã có hướng dẫn thành phố Sầm Sơn làm các thủ tục liên quan đến phương án đấu giá. Trong quá trình chờ đợi, thành phố Sầm Sơn tạm thời giao Trung tâm văn hóa phối hợp với đoàn thanh niên của các xã, phường tham gia quản lý, vận hành trong mùa du lịch", ông Tú thông tin.

Năm 2016, dự án không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thành phố Sầm Sơn, được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đầu tư. Tập đoàn FLC là đơn vị được lựa chọn thực hiện dự án.

Tổng giá trị đầu tư được phê duyệt là hơn 165 tỷ đồng với hình thức đối tác công tư (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Dự án bao gồm hệ thống các hubway (kinh doanh dịch vụ bar, nước giải khát) trải dọc bờ biển và nhiều hạng mục khác như khu tắm tráng, khu vui chơi, vườn hoa…

Sau khi hoàn thiện các hạng mục nói trên, FLC đã có thời gian 3 năm khai thác, sử dụng (2019-2021). Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã không được như kỳ vọng, không theo đúng thiết kế do còn vài điểm vướng mắc. Đến tháng 8/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa có chủ trương cho phép chấm dứt hợp đồng BOT.

Chưa thể định đoạt số phận các công trình của FLC trả lại Sầm Sơn - 2

Các hubway tạm thời được giao cho đoàn thanh niên các xã, phường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn vận hành, khai thác (Ảnh: Thanh Tùng).

Tháng 6/2022, FLC có văn bản báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tự nguyện bàn giao hồ sơ, các hạng mục công trình đã đầu tư cho UBND thành phố Sầm Sơn quản lý, mà không phải hoàn trả lại kinh phí cho FLC. Tuy nhiên, hết tháng 11/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa chấp thuận việc bàn giao.

Đến đầu tháng 12/2022, tập đoàn này tiếp tục có đề nghị trả lại các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng cho UBND thành phố Sầm Sơn quản lý, khai thác. Tiếp nhận đề nghị của Tập đoàn FLC, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang tìm phương án xử lý trong công tác vận hành, quản lý đối với các hubway nói trên.

Giá USD hôm nay 8.4.2024: Thị trường tự do tăng vượt 25.500 đồng******

Sáng 8.4, giá USD tại các ngân hàng thương mại đi ngang như Vietcombank tiếp tục mua vào 24.750 đồng, bán ra 25.120 đồng; BIDV mua vào 24.805 đồng và bán ra 25.115 đồng... Tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng duy trì ở mức 24.038 đồng như cuối tuần qua. Ngân hàng Nhà nước giữ giá mua giao ngay không đổi ở mức 23.400 đồng và bán ra 25.189 đồng.

Riêng giá USD tự do tiếp tục đi lên khi mua vào 25.400 đồng và bán ra 25.520 đồng, tăng 20 đồng ở chiều mua và tăng 60 đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần qua. Giá USD tự do đang cao hơn trong các ngân hàng thương mại 400 đồng. 

Giá USD hôm nay 8.4.2024: Thị trường tự do tăng vượt 25.500 đồng- Ảnh 1.

Giá USD tự do sáng 8.4 tiếp tục tăng dù ngân hàng đứng yên

NGỌC THẮNG

Giá USD thế giới tăng nhẹ sáng đầu tuần. Chỉ số USD-Index đạt 104,18 điểm, cao hơn 0,11 điểm so với cuối tuần qua. Mỹ vừa công chỉ số PMI sản xuất tháng 3 giảm nhẹ từ 52,5 xuống 51,9, cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất đang chậm lại và áp lực lạm phát trong ngành sản xuất đang có dấu hiệu gia tăng. Điều này hỗ trợ cho kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng tiền tệ. Một số nhà phân tích cho rằng sức mạnh của đồng bạc xanh vẫn duy trì mặc dù thời điểm bắt đầu giảm lãi suất của Fed vẫn chưa thể xác định.

Hiện nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 6 mặc dù một số quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, đều tỏ ra thận trọng. Tuy nhiên, theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch đã giảm dự đoán cắt giảm lãi suất trong tháng 6 từ mức 60% vào tuần trước đó xuống còn 54,5% sau khi công bố báo cáo việc làm trong cuối tuần qua của Mỹ đã tăng mạnh.

Tại cuộc họp tháng 3 vừa qua, các thành viên Fed kỳ vọng có 3 đợt hạ lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên sau đó, một số thành viên cơ quan này đã có nhiều quan điểm trái chiều về số đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay, thậm chí có thành viên kỳ vọng không có đợt giảm nào cho tới năm 2026...


Quảng Ninh sẽ công bố vùng 'biển sạch' để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển******

Đó là thông tin được ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh chia sẻ tại buổi họp báo diễn ra trong chiều 25.3, tại Hà Nội về chuỗi hoạt động và hội nghị với chủ đề: "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh", do Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1.4.1959 - 1.4.2024).

Quảng Ninh sẽ công bố vùng 'biển sạch' để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển- Ảnh 1.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân thông tin tại họp báo

H.P

Theo Bộ NN-PTNT, phát triển kinh tế biển và nuôi biển đã được Chính phủ, Bộ NN-PTNT coi là một trong những mũi nhọn ưu tiên và đã được cụ thể hóa bằng Quyết định 1664 ngày 4.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Đề án 1664). 

Nhưng thực tế triển khai ở các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc, chồng chéo giữa các ngành. Cụ thể, quy hoạch nuôi biển hiện đang chồng chéo với nhiều quy hoạch khác như: tài nguyên môi trường, du lịch...

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Nuôi biển Việt Nam, một trong những rào cản lớn nhất là đến nay chưa có địa phương nào giao được vùng biển cho doanh nghiệp và ngư dân quản lý thì không thể thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

"Khó khăn lớn nhất là liên quan đến giấy phép và pháp lý, các doanh nghiệp đã phải đối mặt từ nhiều năm. Chúng tôi tiếp nhận hàng chục khuyến nghị, đề xuất từ doanh nghiệp với mong muốn giải quyết những trở ngại này, trong khi hiện nay vẫn chưa có sự kết nối hiệu quả giữa các bộ, ngành về chính sách nuôi biển", ông Dũng nói.

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết xác định nuôi biển bền vững, tỉnh Quảng Ninh thông qua các nghị quyết về phát triển bền vững ngành du lịch và nghị quyết về phát triển bền vững ngành thủy sản để tránh sự xung đột.

Cụ thể, ngành nuôi biển được quy hoạch phải đảm bảo ngành nuôi biển không có sự vướng mắc vào khu vực dành cho du lịch hay các ngành khác, để chống chồng chéo. Quảng Ninh xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến từng thôn, tất cả các hộ nuôi biển đều được rà soát. Những hộ dự kiến chuyển đổi nghề có thể được giao khu vực biển để chuyển từ khai thác sang nuôi trồng.

Cũng theo ông Lê Minh Sơn, trong hội nghị do Bộ NN-PTNT tổ chức tới đây, Quảng Ninh sẽ giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị; tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước để tổ chức phát triển bền vững nuôi biển trong những năm tới.

"Quảng Ninh sẽ công bố khu vực biển để thu hút đầu tư nuôi biển và ký kết các biên bản ghi nhớ, cam kết hợp tác với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để phát triển nuôi biển công nghiệp, bền vững", ông Sơn nói.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về nuôi biển nhờ quyết tâm điều chỉnh, quy hoạch nghề nuôi biển theo hướng mang lại đời sống tốt hơn cho người nông dân và bảo vệ vùng biển xanh, phát triển nghề cá. Từ kinh nghiệm của Quảng Ninh, không gian phát triển nuôi nuôi trồng thủy sản không nên bị bó hẹp mà cần tích hợp cùng với các ngành kinh tế khác.

"Hội nghị tới đây cũng là cơ hội để các địa phương học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ nuôi biển mới từ các doanh nghiệp và các tổ chức quốc quốc tế từ có những suy nghĩ, hướng tiếp cận mới trong định hướng và chỉ đạo sản xuất phát triển nghề nuôi biển Việt Nam theo hướng giảm phát thải, tăng trưởng xanh, theo cam kết của Việt Nam với quốc tế", ông Luân nói.





Hệ thống hang ngầm gây ra "hố tử thần" ở Quảng Ninh******

Ngày 14/4, nguồn tin của phóng viên Dân trícho biết, Liên đoàn Vật lý địa chất vừa có báo cáo kết quả nhiệm vụ "Khảo sát, điều tra, đánh giá sụt lún tại phường Cộng Hòa, thị xã Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh".

Hệ thống hang ngầm gây ra hố tử thần ở Quảng Ninh - 1

Hiện trạng "hố tử thần" ở phường Cộng Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh (Ảnh: Q.M.).

Trước đó, rạng sáng ngày 5/2, tại khu Trại Trang, phường Cộng Hòa, xảy ra sụt lún đất, gây ảnh hưởng tới một số hộ dân. Hố sụt lún xuất hiện đầu tiên tại gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, rộng khoảng 10m2.

Theo khảo sát của Cục Địa chất Việt Nam, hố sụt dài 10m, rộng 6m, sâu không xác định được.

Xung quanh miệng hố xuất hiện nhiều vết nứt đồng tâm hướng vào tâm hố sụt. Vị trí trung tâm hố sụt nước sủi lên nhiều ở giai đoạn đầu, đến 15h nước lặng dần và rút kiệt vào tối cùng ngày. Vụ sụt lún không gây thiệt hại về người, là vụ việc hy hữu chưa từng xảy ra tại địa phương.

Kết quả của Liên đoàn Vật lý địa chất cho thấy, tại khu vực khảo sát nhận định có 1 hệ thống hang Karst kéo từ phía Bắc xuống phía Nam, có độ sâu 30m đến 60m.

Tuy nhiên, phần hang Karst phía Nam nằm trên một đới dập vỡ đứt gãy. Đới này làm cho đất đá trên hang bị xung yếu và bị cuốn xuống hang. Đây chính là nguyên nhân đã gây nên hiện tượng hố sụt tại đây.

Trên cơ sở kết quả tổng hợp tài liệu, Liên đoàn Vật lý địa chất chia làm 2 khu vực cần cảnh báo như sau:

Khu vực cảnh báo nguy hiểmcó diện tích hơn 4.700m2, nơi tồn tại hang Karst. Đặc biệt tại đây lại có đới kiến tạo dập vỡ đứt gãy chạy qua.

Đới này làm cho đất đá phía trên hang bị xung yếu và bị cuốn xuống hang. Đây là khu vực có thể tiếp tục xảy ra sụt lún nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Khu vực cảnh báocó tồn tại hang Karst ở độ sâu từ 30m đến 45m, có diện tích hơn 41.000m2. Khu vực này khi xây dựng các công trình trên đây cần được khảo sát địa chất kỹ càng để đánh giá chất lượng nền móng công trình.

Hệ thống hang ngầm gây ra hố tử thần ở Quảng Ninh - 2

"Hố tử thần" gây nguy hiểm cho nhiều hộ dân trong khu vực cảnh báo (Ảnh: Q.M.).

Cũng theo báo cáo của Liên đoàn Vật lý địa chất, trong khu vực khảo sát, đơn vị đã khoanh được các diện cảnh báo về hang Karst và sụt lún có thể tiếp tục xảy ra. 

Liên đoàn Vật lý địa chất đề nghị địa phương có những phương án phù hợp cho việc phòng chống thiên tai.

Qua quá trình khảo sát, xử lý, giải đoán và tổng hợp tài liệu có thể thấy hố sụt và hang Karst hiện hữu có liên quan tới đới dị thường điện trở suất thấp. Có thể tồn tại hệ thống hang Karst, lớp đất yếu tương tự ở những khu vực lân cận.

Vì vậy, đề nghị các cấp chính quyền có kế hoạch, xây dựng dự án mở rộng vùng nghiên cứu để khoanh định diện tích tồn tại hệ thống hang Karst, đất yếu. 

Bởi hệ thống hang Karst, đất yếu, có nguy cơ ảnh hưởng tới các công trình xây dựng và nhân dân sinh sống trong vùng nhằm phục vụ định hướng quy hoạch phát triển bền vững cho khu dân cư và đô thị.

Đề nghị khi địa phương quy hoạch xây dựng các khu đô thị hoặc xây các công trình cao tầng cần chú trọng công tác khảo sát địa chất công trình.

152 doanh nghiệp ngành gỗ dán 'cầu cứu' Bộ Công thương******

Chi hội gỗ dán Việt Nam đại diện cho 152 doanh nghiệp mới đây đã gửi đơn kiến nghị đến Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) liên quan đến thông tin phía Hàn Quốc sắp ra phán quyết cuối cùng thuế chống bán phá giá gỗ ván ép với sự chênh lệch mức thuế biên độ dao động từ 4,2 - 13,04%, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Nếu bị Hàn Quốc đánh thuế cao hơn năm 2023, nguy cơ nhiều doanh nghiệp gỗ dán phải đóng cửa

Nếu bị Hàn Quốc đánh thuế cao hơn năm 2023, nguy cơ nhiều doanh nghiệp gỗ dán phải đóng cửa

P.H

Theo Chi Hội gỗ dán Việt Nam, thời gian gần đây, đơn vị này nhận được thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu ván ép về việc Hàn Quốc tái điều tra thuế chống bán phá giá ván ép Việt Nam sang thị trường này giai đoạn 2020 - 2023.

Trước đó, từ tháng 11.2023, cơ quan quản lý của Hàn Quốc đã kiểm tra các doanh nghiệp tại Việt Nam và sắp ra phán quyết cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp tham gia điều tra và doanh nghiệp không nằm trong diện điều tra lại. Các doanh nghiệp đã nhận được thông tin, sẽ có sự chênh lệch mức thuế rất lớn, từ 4,2 - 13,04%.

Ông Trịnh Xuân Dương, Phó chi hội trưởng Chi hội gỗ dán Việt Nam, cho biết phía Hàn Quốc điều tra và áp thuế là chưa khách quan. Bởi lẽ trong số các doanh nghiệp được hoặc bị điều tra chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này vào Hàn Quốc (không quá 20% tổng kim ngạch xuất khẩu). 

Bên cạnh đó, mức thuế áp dụng cho doanh nghiệp không được điều tra có biên độ tương đối lớn so với các doanh nghiệp được điều tra. Số lượng các doanh nghiệp được hoặc bị điều tra chưa phản ánh đầy đủ tổng quan số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu vào Hàn Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong đơn kiến nghị, Chi hội gỗ dán Việt Nam kiến nghị Cục Phòng vệ thương mại trao đổi với phía Hàn Quốc tạo điều kiện cho ván ép Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này, giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá như lần điều tra trước (10,54%).

Theo Chi hội gỗ dán Việt Nam, nếu 152 doanh nghiệp phải chịu mức thuế cao hơn 4% theo số liệu 2023, sẽ không thể cạnh tranh và phải dừng hoạt động. Công nhân các doanh nghiệp này sẽ mất việc làm kéo dài do nhà máy phải đóng cửa. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu nguy cơ phải dừng hoạt động.

Bên cạnh đó, nhiều diện tích rừng không được trồng mới không có đầu ra tiêu thụ sản phẩm; toàn bộ chuỗi cung ứng trồng rừng và chế biến lâm sản bị ngắt quãng; ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu liên quan đến việc chứng chỉ xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam và cả hệ thống đi cùng với việc kinh doanh của họ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, năm 2023, sản phẩm gỗ dán, gỗ ghép của Việt Nam xuất khẩu sang 81 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Malaysia là 4 thị trường chính, riêng Hàn Quốc đạt hơn 201 triệu USD, chiếm 29% về lượng và 22,7% về giá trị.


【biên tập】Hùng Mạnh
tuyên bố đặc biệt:

Bản quyền của tất cả các tác phẩm trên trang web này được đánh dấu "Nguồn: China People's Media" thuộc về China People's Media. Các tác phẩm trên không được phép sao chép, trích đoạn hoặc sử dụng theo cách khác mà không được phép. Nếu tác phẩm đã được trang web này cấp phép thì tác phẩm đó phải được sử dụng trong phạm vi được cấp phép và ghi rõ "Nguồn: China People's Media". Những người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước trang web này theo quy định của pháp luật.

tin nóng hổi