Trung tâm Tin tức > Tiêu điểm tin tức Hải Phòng > chữ

game bài 96kim_383sports kiếm tiền tỷ

2024-09-08 12:42:26 tác giả:Luân Tôn nguồn:Mạng Tin tức Hải Phòng
Chia sẻ với:

Quảng Trị trao giải 'Gương mặt trẻ tiêu biểu' cho 30 đoàn viên, thanh niên******


Tham dự lễ trao giải thưởng có ông Nguyễn Đăng Quang, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị; đại diện lãnh đạo các ban, ngành và hơn 200 đoàn viên, thanh niên.

Giải thưởng "Gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Quảng Trị" năm 2023 được trao cho 30 đoàn viên, thanh niên có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực: học tập, sáng tạo, lao động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp...

Quảng Trị trao giải 'Gương mặt trẻ tiêu biểu' cho 30 đoàn viên, thanh niên- Ảnh 1.

30 đoàn viên có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực học tập, sáng tạo, lao động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp... được tôn vinh

THANH LỘC

Tại buổi lễ, các đại biểu cũng đã ôn lại chặng đường lịch sử 93 năm xây dựng và trưởng thành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại buổi lễ, chị Trần Thị Thu, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Trị, đánh giá 30 gương mặt trẻ là những biểu hiện sinh động cho sự nỗ lực của mỗi một cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà.

"Hy vọng rằng, các gương mặt trẻ luôn ý thức về phần thưởng cao quý và những tình cảm tin yêu của đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà gửi gắm để tiếp tục hun đúc ý chí, nỗ lực phấn đấu; tiếp tục là hạt nhân đoàn kết, sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động ở địa phương, đơn vị", chị Thu nói.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị, đánh giá cao những cống hiến xuất sắc của tổ chức Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời gian qua; đồng thời chúc mừng 30 cá nhân được trao giải thưởng "Gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Quảng Trị" năm 2023.

Lễ trao giải thưởng "Gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Quảng Trị" năm 2023 và chương trình giao lưu “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên” là dịp để cổ vũ, khích lệ, động viên cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi không ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu để góp sức xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tiêu thụ điện tăng cao, Bộ Công thương phải điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện******

Đảm bảo cung ứng điện trong cao điểm nắng nóng

Theo thông tin từ Bộ Công thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (tháng 4, 5, 6, 7) năm 2024.

Tiêu thụ điện tăng cao, Bộ Công thương phải điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện- Ảnh 1.

Bộ Công thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện, đảm bảo cung ứng điện trong các tháng cao điểm

T.N

Trước đó, ngày 29.12.2023, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký ban hành Quyết định 3376 duyệt kế hoạch cung ứng điện năm 2024; ngày 30.11.2023 ký ban hành Quyết định 3310 duyệt kế hoạch cung ứng điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm, tiêu thụ điện tăng cao nên Bộ Công thương quyết định điều chỉnh lại kế hoạch, nhằm chủ động trong mọi tình huống, đảm bảo cung ứng điện trong các tháng nắng nóng cao điểm tới đây.

Cụ thể, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 theo Quyết định số 3110 được điều chỉnh là 310,6 tỉ kWh, trong đó mùa khô là 150,916 tỉ kWh và mùa mưa là 159,684 tỉ kWh.

Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) trong năm nay để dự phòng điều hành công tác đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia tại Quyết định số 3376 được điều chỉnh là 111,468 tỉ kWh.

Không để đứt gãy nguyên liệu cho sản xuất điện

Trong Quyết định 924 mới ban hành, Bộ Công thương giao EVN công bố cập nhật kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô và cả năm nay cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện.

Hàng tháng, đặc biệt là giai đoạn cao điểm mùa khô, EVN thực hiện rà soát, cập nhật số liệu, thực hiện tính toán cập nhật Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho các tháng còn lại trong năm 2024. Khi có biến động lớn về phụ tải hay nguồn điện, báo cáo Bộ Công thương để có điều chỉnh phù hợp.

Bộ Công thương giao EVN tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy điện, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy.

Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện đảm bảo cung ứng nhiên liệu (than, khí, dầu) đầy đủ, liên tục, có dự phòng phù hợp cho sản xuất điện. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng cho sản xuất điện do nguyên nhân chủ quan.

Các nhà máy nhiệt điện chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng tổ máy sẵn sàng phát điện nhưng lại thiếu nguyên liệu dẫn đến không phát đủ công suất hoặc phải dừng tổ máy.

Số liệu từ EVN cho thấy, 3 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 62,66 tỉ kWh, tăng trưởng 11,42% so với cùng kỳ 2023.



Nói Sài Gòn là "nơi lý tưởng cho tội phạm", TikToker triệu view bị xử phạt******

Ngày 2/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang cho biết đã ra quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng đối với ông Nguyễn Nhật Hải (ở tỉnh Bắc Giang) về hành vi cung cấp, đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm cá nhân.

Nguyễn Nhật Hải sở hữu trang TikTok "Nhật Hải Biết Tuốt" với gần 900.000 lượt theo dõi và hơn 30 triệu lượt yêu thích.

Nói Sài Gòn là nơi lý tưởng cho tội phạm, TikToker triệu view bị xử phạt - 1

TikToker Nhật Hải Biết Tuốt (Ảnh: Chụp màn hình).

Trước đó, kênh TikTok của Nhật Hải đăng tải clip với tựa đề "GIẬT BIM BIM Ở SÀI GÒN", cùng lời độc thoại "đố các bạn biết vì sao ở Sài Gòn thường hay bị giật điện thoại, giật dây chuyền, giật túi xách, rồi còn giật cả bim bim nữa…?".

Nhật Hải tự đưa nhận định "Sài Gòn nhậu nguyên ngày nguyên đêm" nên "hết xoài, hết ổi nên tranh thủ giật bim bim để nhậu tiếp...".

TikToker này cũng cho rằng trộm cắp ở Sài Gòn là "văn hóa", là "nơi cực kỳ lý tưởng cho tội phạm hoạt động".

Clip trên thu hút nhiều lượt tương tác. Nhiều bình luận thể hiện sự phân biệt vùng miền. Clip này đã được xóa.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ******

Chiều 25/3, phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hoạt động của HĐND ngày càng hiệu quả, xác thực, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhiệm vụ phát triển chung của địa phương.

Số lượng kỳ họp HĐND và nghị quyết ban hành đều "kỷ lục"

Nhắc đến nhiều thành tựu đất nước đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng sáng nay khi tiếp và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan, nước bạn đánh giá rất cao thành tựu và vị thế của Việt Nam.

Theo ông, lãnh đạo Phần Lan chia sẻ sang Việt Nam lần này không chỉ để thăm và thúc đẩy quan hệ, mà còn nghiên cứu và học tập mô hình của nước ta.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 1

Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận Hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

"Đất nước có dân số gần 6 triệu người nhưng tổng lượng GDP 260 tỷ USD, xếp hàng đầu về chỉ số phát triển con người và đổi mới sáng tạo như Phần Lan lại rất coi trọng Việt Nam. Lãnh đạo Phần Lan nói Việt Nam là nước đầu tiên ngoài châu Âu họ đi thăm", ông Huệ nói và nhấn mạnh những thành tựu của đất nước đã được thế giới ghi nhận.

Trong thành tích chung ấy, theo ông Huệ, có đóng góp của Quốc hội và các cơ quan dân cử địa phương.

"Năm ngoái chúng ta nhận định có làn gió tươi mới trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương, năm nay thấy nhận định đó là đúng. Làn gió tươi mới đó có phạm vi rộng lớn hơn, tác động lan tỏa hơn, hiệu quả tốt hơn năm ngoái", theo lời Chủ tịch Quốc hội.

Dẫn chứng, ông cho biết khối lượng công việc của HĐND năm qua rất lớn. HĐND các tỉnh, thành đã tổ chức đến 357 kỳ họp, bình quân mỗi tỉnh, thành tổ chức 5,6 kỳ họp. Trong khi đó, Luật Tổ chức HĐND quy định một năm chỉ có 2 kỳ họp thường kỳ.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự Hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

"Như vậy, số lượng kỳ họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn kỳ họp theo quy định. Mỗi địa phương nhiều hơn quy định 3,6 kỳ họp. Trong đó, có rất nhiều kỳ họp chuyên đề và kỳ họp bất thường", ông Huệ thống kê có 130 kỳ họp thường kỳ, 154 kỳ họp chuyên đề và 73 kỳ họp đột xuất.

Riêng Ninh Bình và Quảng Ngãi có tới 6 kỳ họp đột xuất, theo ông Huệ.
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm số lượng nghị quyết HĐND ban hành cũng ở mức rất kỷ lục, với 6.377 nghị quyết đã được HĐND ban hành, bình quân 193 nghị quyết/tỉnh, thành. Trong số đó, có 1.681 nghị quyết quy phạm pháp luật, cho thấy khối lượng công việc về lập pháp và lập quy của HĐND rất lớn.

Về giám sát, ông Huệ cho biết có 1.332 đoàn giám sát ở 63 tỉnh, thành; qua giám sát đã phát hiện 13.273 vấn đề vướng mắc và bất cập.

Ngoài ra, năm 2023 còn có khối lượng đột xuất mà các năm khác không có, đó là việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu và phê chuẩn, gồm 1.700 chức danh ở cấp tỉnh và 12.028 chức danh ở cấp huyện.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 3

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

Theo Chủ tịch Quốc hội, những địa phương có hoạt động HĐND tốt thì thu ngân sách và tăng trưởng khá, cho thấy vai trò quan trọng của cơ quan dân cử. 

Dù vậy, Chủ tịch Quốc hội cho rằng còn một số hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của HĐND.

Ví dụ, việc giải quyết các kiến nghị, nghị quyết giám sát tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa có nhiều chuyển biến, thể hiện qua những dự án chậm tiến độ ở các địa phương.

Cũng theo ông Huệ, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, né tránh trách nhiệm vẫn còn. 

Tăng tốc để hoàn thành nhiệm vụ

Đề cập phương hướng thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tăng cường thực hiện chức năng cơ quan dân cử địa phương để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ năm 2024.

Trong đó, ông yêu cầu tập trung rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, đóng góp nhiều hơn, trách nhiệm hơn cho việc xây dựng luật và nghị quyết của Quốc hội, nhất là các luật có liên quan đời sống kinh tế - xã hội địa phương.

Theo ông Huệ, trong năm nay, nhiều nghị quyết có tính chất đặc thù dự kiến được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thông qua. Nhiều địa phương đang mong muốn ban hành nghị quyết thí điểm về khu kinh tế thương mại tự do.

Bộ Chính trị cũng vừa họp cho ý kiến đề án tháo gỡ khó khăn đối với các dự án ở một số địa phương sau khi có kết luận thanh tra, kiểm toán và có bản án.

Những con số kỷ lục, HĐND họp chuyên đề và đột xuất nhiều hơn thường kỳ - 4

Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Hồng Phong).

Nhất trí về chủ trương ban hành quyết sách chính trị tháo gỡ vướng mắc liên quan việc này, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tinh thần xử nghiêm sai phạm, không hợp thức hóa sai phạm, nhưng phải tháo gỡ vướng mắc để khai thác nguồn lực của Nhà nước, nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội trong năm nay, Quốc hội sẽ tổng rà soát thủ tục hành chính nên HĐND cần phối hợp chính quyền rà soát các văn bản thủ tục hành chính do địa phương tạo ra, cái gì không hợp lý cần bãi bỏ, đi kèm với đó là tăng cường phân cấp cho địa phương.

Ông Huệ cũng lưu ý nhiệm vụ chuẩn bị cho công tác đầu tư công ngay từ bây giờ, nếu không sẽ rất "gay go".

"Không thể nói là cái này của chính quyền, lúc nào ông ấy trình thì trình. Có tiền mà không có dự án thì chịu chết. Năm nay phải tăng tốc để hoàn thành nhiệm kỳ này và chuẩn bị nhiệm kỳ sau", ông Huệ nhấn mạnh.

Nhắc đến nhiệm vụ thành lập đơn vị hành chính mới và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, giải quyết lao động dôi dư cũng như chính sách đãi ngộ người trong diện sắp xếp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm công tác này.

Ngoài ra, ông Huệ nhấn mạnh cần đổi mới toàn diện hoạt động của HĐND, tăng cường chất lượng các kỳ họp và chất lượng đại biểu HĐND vì đây là yếu tố quyết định chất lượng của cơ quan dân cử.

Kết quả xổ số hôm nay******

Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay chủ nhật ngày 31.3.2024.

KQXS Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa...

Kết quả xổ số (KQXS) miền Nam (XSMN) chủ nhật ngày 31.3.2024: 

Kết quả xổ số hôm nay - KQXS - Xổ số trực tiếp chủ nhật ngày 31.3.2024- Ảnh 1.

Kết quả xổ số (KQXS) miền Trung (XSMT) chủ nhật ngày 31.3.2024: Đang cập nhật...

Chủ nhậtKON TUMKHÁNH HÒATHỪA THIÊN-HUẾ

ngày 31.3.2024

Giải tám
Giải bảy
Giải sáu
Giải năm
Giải tư
Giải ba
Giải nhì
Giải nhất
Giải đặc biệt

Kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB) chủ nhật ngày 31.3.2024: Đang cập nhật...

XSMB chủ nhật

Ký hiệu trúng đặc biệt:

Giải đặc biệt
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải tư
Giải năm
Giải sáu
Giải bảy

Kết quả xổ số (KQXS) điện toán chủ nhật ngày 31.3.2024: Đang cập nhật...

Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niênmỗi ngày.

Vườn quốc gia Tràm Chim đón sếu đầu đỏ quay về******

Chưa đến VQG Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp thì các nhà báo tham gia chuyến tham quan thực địa do Tổng lãnh sự quán Úc tại TP.HCM tổ chức tại các tỉnh ĐBSCL đã nghe tin vui từ nhóm triển khai dự án Ứng dụng AI/IoT (trí thông minh nhân tạo/Internet vạn vật) trong quản lý môi trường của VQG. Một số cá thể sếu đầu đỏ quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới vừa quay lại Tràm Chim sau 3 năm vắng bóng.

Vườn quốc gia Tràm Chim đón sếu đầu đỏ quay về- Ảnh 1.

Quang cảnh VQG Tràm Chim

AUS4INNOVATION

Tín hiệu từ sếu đầu đỏ

Sau đó, chia sẻ với Thanh Niên hôm 21.3, ông Nguyễn Hoàng Minh Hải, Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác quốc tế của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển VQG Tràm Chim, cho hay một số nhân viên vừa ra khu đồng cỏ (tức khu A5) rộng 60 ha để kiểm tra thiết bị giám sát trước khi có quyết định đốt cỏ chủ động ở đây hay không.

Trong lúc kiểm tra thiết bị giám sát, các nhân viên phát hiện bóng dáng của 4 cá thể sếu đầu đỏ bay ngang vài giờ để quan sát, trước khi đậu lại tìm mồi trong khoảng nửa giờ, ông Hải cho biết. Việc "đội tiền trạm" của sếu đầu đỏ xuất hiện mang đến niềm vui mừng khôn xiết cho những nhà quản lý và nhân viên của VQG Tràm Chim.

Khu A5 lâu nay là khu kiếm ăn quen thuộc của loài sếu đầu đỏ. Việc đốt cỏ chủ động một phần nhằm tạo điều kiện cho cỏ năn kim, thức ăn khoái khẩu của sếu đầu đỏ, mọc lên, với hy vọng có thể tạo ra môi trường phù hợp cho sếu quay về.

Vườn quốc gia Tràm Chim đón sếu đầu đỏ quay về- Ảnh 2.

Hệ thống quan trắc cho phép đưa ra các cảnh báo cháy ở khu đồng cỏ

THỤY MIÊN

Ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển VQG Tràm Chim, cho hay thông thường đàn sếu đầu đỏ có thói quen cử vài cá thể bay đi tiền trạm, khảo sát kỹ các địa điểm tiềm năng trước khi có quyết định về ở hẳn đến hết mùa di cư hay không.

Người dân địa phương đều tin sếu đầu đỏ là loài có linh tính. Những nơi đàn sếu xuất hiện đều mưa thuận gió hòa, mùa màng thu hoạch dồi dào. Còn ông Nhanh cho hay sự có mặt của sếu chứng tỏ môi trường ở đó trong lành.

Công cụ đo sức khỏe hệ sinh thái

Việc sếu đầu đỏ có tín hiệu quay về diễn ra sau khi VQG Tràm Chim triển khai Dự án Ứng dụng AI/IoT trong quản lý môi trường và nhận được tài trợ từ chương trình Aus4Innovation của chính phủ Úc. Dự án tập hợp các chuyên gia đầu ngành về trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ môi trường và bảo tồn sinh học từ Đại học Wollongong (Úc) và Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM.

Các đối tác khác của dự án còn có Microsoft, VQG Tràm Chim và tỉnh Đồng Tháp. Giải pháp này sử dụng nhiều loại thiết bị IoT để có thể quan trắc thường xuyên và liên tục trên diện tích lớn. Công nghệ AI được sử dụng để phân tích và xử lý lượng lớn dữ liệu thu thập được, chuyển đổi thành các chỉ số về sức khỏe hệ sinh thái của VQG Tràm Chim.

Vườn quốc gia Tràm Chim đón sếu đầu đỏ quay về- Ảnh 3.

PGS.TS Phạm Quốc Cường và thiết bị quan trắc trên đồng cỏ khu A5

THỤY MIÊN

Chủ nhiệm phía Việt Nam của dự án là PGS.TS Phạm Quốc Cường của Đại học Bách khoa cho biết giai đoạn 1 đã chấm dứt, với việc chuyển giao thành công 5 trạm quan trắc chất lượng không khí, 5 trạm quan trắc chất lượng nước và 5 trạm camera AI. Trong đó, camera được trang bị công nghệ nhận dạng để phân tích, phân loại và đánh giá các quần thể thực vật và động vật. Đặc biệt là các loại chim quý.

Đây là các thiết bị giao tiếp không dây tầm xa, nên khoảng cách giữa mỗi thiết bị có thể lên đến 10 km. Việc lắp đặt cũng phải đảm bảo các điều kiện như không phá cảnh sắc thiên nhiên, không làm phiền các loài sinh vật nằm đầu hoặc cuối nguồn nước.

Bên cạnh đó, cấu tạo của một trạm quan trắc bao gồm: pin mặt trời, camera, hệ thống cảm biến đo đạc các chỉ số và bộ xử lý trung tâm điều khiển cảm biến. Việc quan trắc các tham số này giúp các nhà quản lý ngay lập tức nắm bắt được các chỉ số quan trọng như độ khô, độ ẩm, chất lượng nước, cũng như dấu hiệu cảnh báo cháy đối với đồng cỏ. Các hệ thống này được thiết kế, bố trí và lắp đặt tại các khu vực khác nhau của VQG.

"Dự án đã cung cấp một số liệu khá phong phú theo thời gian thực cho ban quản lý VQG Tràm Chim, từ đó giúp ban quản lý đưa ra các quyết sách rất hiệu quả. Chẳng hạn, trong hơn 10 năm, VQG Tràm Chim chưa thực hiện việc đốt cỏ chủ động, hiện nay cùng với chính sách của tỉnh Đồng Tháp, của ban quản lý VQG, với sự hỗ trợ đến từ số liệu thu thập được, năm nay Tràm Chim đã thực hiện việc đốt cỏ chủ động. Và 4 cá thể sếu đầu đỏ đã quay về bay lượn ở đây trong thời gian ngắn", ông Cường cho biết.

Vườn quốc gia Tràm Chim đón sếu đầu đỏ quay về- Ảnh 4.

Thuyền robot không người lái đo chất lượng nước

AUS4INNOVATION

"Trong thời gian tới, các thiết bị cần được nâng cấp theo hướng mở rộng sang đánh giá sức khỏe môi trường, hệ sinh thái bằng những hình ảnh thu được. Chẳng hạn màu cỏ như vậy, màu rừng tràm như vậy có nghĩa là gì, cần điều chỉnh gì, hoặc về lâu dài có thể giám sát hoạt động của con người, giám sát hành vi của các loài chim, từ đó đưa ra các chính sách, quyết sách phù hợp hơn", theo chủ nhiệm phía Việt Nam của dự án.

PGS.TS Cường đưa ra một số đề xuất trong giai đoạn 2 là cần thêm nguồn tài chính từ Chính phủ Việt Nam và các đối tác để mở rộng phạm vi dự án; nâng cấp những hệ thống giám sát hiện có nhằm cung cấp những thông số mới trong lúc phân tích nước, như dư lượng kháng sinh hoặc ô nhiễm đạm. Bên cạnh đó, các hệ thống giám sát không khí có thể kết hợp thêm các dạng dữ liệu từ ảnh viễn thám, ảnh vệ tinh, không ảnh để có thể đưa ra nhiều quyết sách phù hợp và nhanh chóng hơn.

Sếu đầu đỏ và VQG Tràm Chim

VQG Tràm Chim là một trong năm VQG lớn nhất Việt Nam với giá trị đa dạng sinh học cũng như du lịch to lớn. Đây là nơi sinh sống của hơn 230 loài chim và 130 loài cá, trong đó có loài sếu đầu đỏ quý hiếm và đang bị đe dọa. VQG cũng là một trong những khu vực cuối cùng còn sót lại của hệ sinh thái ngập nước đang có nguy cơ bị đe dọa. Do thiếu các công nghệ kỹ thuật số, công tác quản lý và nghiên cứu môi trường tại VQG Tràm Chim trước đây gặp nhiều trở ngại do các dữ liệu khảo sát không thường xuyên và đầy đủ trong điều kiện thời tiết phức tạp. Vượt qua những khó khăn thách thức, dự án đã chuyển giao thành công các thiết bị IoT, các trạm quan trắc dữ liệu môi trường tự thiết kế để đo đạc các tham số như mực nước, ôxy hòa tan, độ đục của nước, nhiệt độ, độ ẩm môi trường.


Tôi muốn thông báo tin tức Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
© Bản quyền © Mạng Tin tức Hải Phòng Giới thiệu Mạng Tin tức Hải Phòng Cố vấn pháp lý 维hướng dẫn về quyền Đăng ký Dịch vụ tiếp thị Thư